Để phá vỡ quan niệm sai lầm xưa nay của mọi người và đối diện với vấn đề bằng thái độ đúng đắn, đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu các thành phần của thuốc trừ sâu dùng cho rau củ quả:
Khi nhắc đến thuốc trừ sâu, ấn tượng của mọi người có thể đều là đến từ những tin tức như “uống thuốc trừ sâu tự tử”, vì vậy khó tránh sẽ có tâm lý lo sợ thuốc trừ sâu là thứ nguy hiểm đến tính mạng, dính vào tay là sẽ bị hư da.
Thuốc trừ sâu chia làm hai loại chính là “tính tiếp xúc” và “tính hệ thống”. Thuốc trừ sâu loại tiếp xúc được phun trực tiếp lên bề mặt rau củ quả nhằm diệt trừ sâu hại, loại này sẽ phân giải dưới ánh mặt trời theo thời gian hoặc bị nước mưa rửa trôi. Thuốc trừ sâu có tính hệ thống thì sẽ đi vào bên trong thực vật qua lỗ khí trên lá hoặc từ rễ và lưu lại bên trong thực vật lâu hơn, được phân giải dần qua enzym của cây.
Dù là thuốc trừ sâu (hay thuốc bảo vệ thực vật) loại nào thì thật ra đều cần thời gian để phân giải một cách tự nhiên, vì vậy, điều đầu tiên cần biết đó là “thời gian thu hoạch an toàn”: Để thuốc trừ sâu được phân giải tự nhiên, sau khi phun không được thu hoạch ngay mà phải qua một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, rau củ được thu hoạch trước bão vì là tranh thủ thu hoạch nên có thể sẽ có khả năng còn dư lượng thuốc trừ sâu khá cao.
Thứ hai, “không ăn khác mùa”. Rau củ quả phát triển nhiều một cách tự nhiên vào đúng mùa do có điều kiện khí hậu phù hợp mà không cần dùng quá nhiều thuốc trừ sâu; nếu trái mùa, để rau củ phát triển tốt sẽ khó tránh dùng khá nhiều thuốc trừ sâu. Vì vậy những người tiêu dùng như chúng ta tốt nhất đừng có suy nghĩ rằng “trái cây khác mùa là khá quý”, thật ra thì sẽ gây hại cho bản thân cũng như môi trường.
Có một số loại rau củ quả như cà tím và ớt sẽ không ngừng ra quả mới vào thời điểm thu hoạch, người nông dân phải hái liên tục, vì vậy nên họ không có cách thiết thực để tuân thủ “thời gian thu hoạch an toàn”: hôm nay phun thuốc, ngày mai lại có quả đã chín rồi, vậy thì có hái không? Ngoài ra, có những loại rau củ khá đắt vì bị sâu ăn mất thì sẽ bị lỗ nên sẽ cần phải dùng khá nhiều thuốc trừ sâu. Khi rửa những loại rau củ quả này chúng ta phải đặc biệt chú ý đến dư lượng thuốc trừ sâu.
Thật ra việc định ra tiêu chuẩn dư lượng thuốc trừ sâu trên rau củ quả và xác định dư lượng đều được là kiểm nghiệm trực tiếp trên rau củ quả chưa rửa, điều này cho thấy, nếu được rửa sạch thì thật ra không cần quá sợ hãi dư lượng thuốc trừ sâu. Vậy rốt cuộc thì nên rửa như thế nào? Đầu tiên chúng ta hãy cùng xem một số “bước” thường gặp liệu có phù hợp với kiến thức hóa học thông thường hay không.
1.Nước vo gạo, nước muối
Quan niệm thông thường cho rằng rau củ quả sẽ được rửa sạch hơn nếu ngâm trong nước vo gạo.
Chúng ta biết rằng trong nước vo gạo có chứa tinh bột, khoáng chất và chất hữu cơ, nếu dùng để tưới cây thì không sai, nhưng đồng thời trong nước này cũng có chứa các loại bụi bẩn, vi khuẩn, thuốc trừ sâu và ấu trùng, nếu ngâm rau củ thì liệu có sạch hay không? Vì vậy cũng cần cân nhắc xem có nên rửa các loại thực phẩm khác bằng nước vo gạo hay không.
Còn về nước muối thì không hề có khả năng làm tan thuốc trừ sâu, nếu ngâm quá lâu ngược lại có thể sẽ khiến thuốc bị hấp thu vào bên trong, vì vậy tốt hơn là không nên sử dụng.
2. Chất rửa rau củ quả
Thật ra chất rửa rau củ quả là chất hoạt động bề mặt, quả thật là có thể rửa trôi thuốc trừ sâu, nhưng sau khi dùng vẫn phải rửa lại một lần nữa bằng nước sạch, nếu không chất tẩy rửa này sẽ còn dư lại gây nên hậu quả tệ hơn.
3. Máy ozone rửa rau củ quả
Có rất nhiều thuốc trừ sâu mà ozone không thể phân giải được, hơn nữa hoạt tính của ozone rất mạnh, nếu phản ứng với các thành phần khác ngược lại sẽ gây ra những nguy cơ không cần thiết.
Vậy thì rốt cuộc nên rửa như thế nào? Đáp án thật ra rất đơn giản: đó chính là nước sạch! Sau khi sơ chế rau củ quả, trước tiên hãy ngâm trong nước sạch khoảng 5 – 10 phút rồi rửa lại một lần nữa, cũng có thể kết hợp với việc chà nhẹ bề mặt bằng bàn chải, chỉ cần như vậy thôi là rất đủ rồi.
Thuốc trừ sâu không chịu được nhiệt độ cao, nếu là các loại rau, thật ra chỉ cần trụng qua nước sôi là gần như không còn dư lượng thuốc trừ sâu nữa. Vì vậy đừng ăn rau sống mà hãy trụng qua nước sôi là rất an toàn. Đương nhiên là phải đổ nước trụng đầu tiên đi, đừng giữ lại để uống.
Khi pha trà cũng vậy, nếu bạn lo lắng túi trà hay lá trà có dư lượng thuốc trừ sâu thì có thể đổ nước ngâm lần đầu đi, sau đó mới bắt đầu pha trà là sẽ không cần quá lo lắng nữa.
Ngoài ra, đa phần thuốc trừ sâu đều là loại có tính tiếp xúc, cũng có nghĩa là chỉ được phun bên ngoài chứ không bị hấp thu vào bên trong rau củ quả, vì vậy chỉ cần gọt vỏ là có thể hoàn toàn tránh được dư lượng. Mọi người đừng quá băn khoăn về việc nên rửa rau củ quả bằng gì nữa, mà cần phải biết cách “làm thế nào để rửa sạch rau củ quả bằng nước”.
Thanh Xuân
Nguồn tin: trithucvn.net:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn