Ảnh: Lễ rước hàng chục "ông lợn" trong đêm ở Hà Nội

Thứ hai - 18/02/2019 02:14
(Dân Việt) - Tối 17.2, hàng chục "ông lợn" nặng từ 200 - 300 kg được chăm sóc đặc biệt sau đó rước vào đình làng tế thần tại lễ hội làng La Phù (Hoài Đức, Hà Nội).
Ảnh: Lễ rước hàng chục "ông lợn" trong đêm ở Hà Nội

anh: le ruoc hang chuc "ong lon" trong dem o ha noi hinh anh 1

La Phù không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo, nơi đây còn được đông đảo người dân khắp cả nước biết đến với lễ hội rước lợn vào tối ngày 13 tháng giêng hàng năm.

anh: le ruoc hang chuc "ong lon" trong dem o ha noi hinh anh 2

Theo các cụ cao niên ở La Phù, lễ hội rước “ông lợn” của xã đã có từ nhiều đời nay.

anh: le ruoc hang chuc "ong lon" trong dem o ha noi hinh anh 3

Một ông lợn nặng tới 217 kg được các thanh niên khiêng ra khỏi con ngõ nhỏ để hòa cùng đoàn rước.

anh: le ruoc hang chuc "ong lon" trong dem o ha noi hinh anh 4

18h đoàn rước bắt đầu. Nhiều cụ ông, cụ bà xúng xính trong bộ quần áo đầy màu sắc đi dự lễ hội. Đối với nhiều người, mỗi lần lễ hội rước lợn diễn ra đều có cảm xúc khác nhau.

anh: le ruoc hang chuc "ong lon" trong dem o ha noi hinh anh 5

Năm nay có những ông lợn nặng từ 200 kg cho đến hơn 300 kg. Anh Tạ Tương Tiến, một người dân trong làng La Phù cho biết: "Để chuẩn bị cho lễ rước này, người dân trong xóm phải mất cả năm trời chuẩn bị, từ việc chọn người nuôi cho đến khâu trang trí lên ông lợn".

anh: le ruoc hang chuc "ong lon" trong dem o ha noi hinh anh 6

Những màn múa biểu diễn trống của các thiếu nữ trong làng La Phù khiến lễ hội thêm rộn ràng.

anh: le ruoc hang chuc "ong lon" trong dem o ha noi hinh anh 7

Một đội rước “ông lợn” sẽ được sắp xếp tuần tự như sau, đi đầu là hai lá cờ đại, tiếp đó là đội nhạc kèn, múa lân. Tiếp tục là bàn với đủ đồ thờ như cây đèn, ống hoa, mâm ngũ quả, chè oản và đỉnh hương trầm nghi ngút rồi đến quả xôi. Kiệu của "chú ỉn" sẽ được khiêng bởi những thanh niên trai tráng đi sau cùng.

anh: le ruoc hang chuc "ong lon" trong dem o ha noi hinh anh 8

Theo thông báo của ban tổ chức thì đúng 21h các ông lợn lần lượt được rước vào cung của đình làng.

anh: le ruoc hang chuc "ong lon" trong dem o ha noi hinh anh 9

Theo lệ, nếu xóm gần thì rước “ông lợn” vào cung trước, còn xóm xa rước sau.

anh: le ruoc hang chuc "ong lon" trong dem o ha noi hinh anh 10

Đến gần 12h đêm các cụ cao niên bắt đầu làm lễ tế, thời gian kéo dài đến 1 hoặc 2h sáng ngày hôm sau (tức ngày 14 tháng giêng).

anh: le ruoc hang chuc "ong lon" trong dem o ha noi hinh anh 11

Sau khi làm lễ xong, các xóm sẽ rước “ông lợn” của xóm mình quay trở lại nhà rồi lần lượt chia thịt cho nhau như để phát lộc.  Theo truyền thống lâu đời, hội là dịp tưởng nhớ Tĩnh Quốc, vị anh hùng của làng La Phù dưới thời Hùng Vương, mở tiệc khao quân trước khi lên đường đánh giặc. Tích xưa truyền lại, khi đó người dân trong vùng mang lợn đến dâng để tỏ lòng biết ơn và gọi ông là Thành Hoàng. Theo lệ làng, đúng 13 tháng Giêng hàng năm người dân làng La Phù lại mang lợn ra đình dâng tế Thành Hoàng. Lợn được dâng tế do các xóm tuyển chọn và nuôi dưỡng chu đáo từ hàng năm trước. Mỗi xóm sẽ chỉ được chọn một con duy nhất và đó phải là con lợn to béo, chăm sóc cẩn thận, sạch sẽ và tắm rửa hàng ngày.

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

TƯƠNG TÁC NHIỀU

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây