Tết đến, đi đâu cũng gặp tiệc
Tết là cỗ lớn cỗ nhỏ, nhà nội nhà ngoại không thiếu bữa nào. Cũng thật khó trách vì đây là dịp hiếm hoi cả đại gia đình sum vầy, nhưng việc thay đổi chế độ dinh dưỡng này khiến nhiều người không kịp thích ứng.
Các bữa ăn dịp Tết thường thiên về nhóm chất đạm, chất béo, bột đường. Không những thế, chúng ta còn bị thiếu đi nhóm vitamin quan trọng do ăn quá ít rau và hoa quả. Hậu quả là, hội chứng co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa xảy ra. Nó chính là nguyên nhân gây đau bụng và dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Chị Thu Hương (33 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) không thể nào quên cái Tết năm ngoái, khi bị tiêu chảy cấp vào đúng ngày mùng 1. “Nôn ói đã tốt, đằng này mình còn bị tiêu chảy, suy nhược, mất nước, nhập viện 3 ngày trời. Báo hại cả nhà… mất Tết”.
“Né ngay” rối loạn tiêu hoá ngày Tết với “3 không”
Rối loạn tiêu hóa là những biểu hiện: đau bụng âm ỉ, đau quặn, đi ngoài không ổn định, lúc lỏng, lúc táo, sống phân, đi đại tiện nhiều lần trong ngày, cảm giác mót rặn, đầy bụng, khó tiêu, khó trung tiện… Nhẹ nhàng thì người bệnh chán ăn, khó chịu; nặng hơn nữa thì tiêu chảy, suy nhược, nhập viện, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Món ăn ngày tết nhiều đạm và chất béo |
Muốn ăn Tết trọn vị, không lo đầy bụng tiêu chảy cho cả gia đình, mẹ hãy nhớ “3 không” này:
- Không ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, đồ chiên rán và nhiều gia vị cay nóng: Tất cả những loại thực phẩm nhiều chất béo cũng như các món chiên đều có thể gây khó chịu cho dạ dày, dẫn đến trào ngược axit và ợ nóng. Các món ăn nhiều dầu mỡ sẽ khiến bạn khó tiêu hóa, gây đầy hơi và mệt mỏi suốt nhiều giờ sau khi ăn.
- Không ăn đồ dự trữ quá lâu trong tủ lạnh: Đồ ăn chỉ nên để trong tủ lạnh 1 – 2 ngày, nếu không sẽ bị biến chất, nhiễm khuẩn ít nhiều. Các món chế biến lại cũng thường không còn nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.
- Không bỏ bữa: Các bữa ăn trong những ngày Tết thường không được duy trì đúng thời gian như ngày thường. Việc ăn uống “vô tội vạ” này chính là lý do dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa phải hoạt động thất thường, không theo đồng hồ sinh học hàng ngày.
“3 cần” cho một cái Tết mạnh khoẻ
- Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi: Trong một bữa, hãy đảm bảo có đủ 4 nhóm thực phẩm bao gồm bột đường (cơm/bánh mì/phở…), chất đạm (thịt/cá…), chất béo (dầu/mỡ/bơ…) và vitamin (rau/củ/quả) với một lượng vừa đủ.
Ăn nhiều rau xanh tốt cho tiêu hóa |
- Hạn chế “chén chú chén anh”: Hãy hạn chế tới mức tối đa các thức uống chứa độ cồn cao trong dịp Tết như rượu nặng, các loại bia, rượu khai vị, các loại nước ngọt, nước có gas, cà phê, thuốc lá... bởi sử dụng nhiều những thứ này sẽ gây ra hội chứng ruột kích thích. Hội chứng này thường xuất hiện sau những buổi nhậu nhẹt với tình trạng điển hình là tiêu chảy cấp hoặc đại tiện sệt.
Dự phòng thuốc rối loạn tiêu hóa là việc nên làm trong dịp Tết |
- Dữ trự một loại thuốc trị rối loạn tiêu hoá trong tủ thuốc gia đình: Rối loạn tiêu hoá có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vì thế hãy luôn chắc chắn tủ thuốc gia đình có sẵn thuốc điều trị đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu… Các loại thuốc có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên được ưa chuộng hơn bởi tính hiệu quả, an toàn và thân thiện với sức khoẻ. Chuyên gia khuyến cáo bạn nên sử dụng ngay khi thấy những dấu hiệu đầu tiên của rối loạn tiêu hoá để tránh bệnh tiến triển nặng.
Thành phần: Bột rễ mộc hương: 200mg; Berberin clorid : 50mg; Chỉ định: Viêm đại tràng, chữa ỉa chảy, lỵ, rối loạn tiêu hóa. Liều dùng: - Người lớn: 2 viên/lần x 2-3 lần/ngày - Trẻ em: ½ - 2 viên/lần x 2 lần/ngày Chống chỉ định: Mẫn cảm với thành phần của thuốc, phụ nữ có thai Tác dụng không mong muốn: hầu như không có, trong một số ít trường hợp có thể gây táo bón. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc Website: http://thuoctritieuchay.vn/ ĐT: 0436686111 - 19006043 Số giấy tiếp nhận quảng cáo: 1257/14/QLD-TT |
Nguồn tin: TTO
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn