Tự chủ tài chính: Viện than gặp khó, bệnh nhân sợ vơi túi tiền   

Thứ hai - 22/05/2017 19:30
(PL News) - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa làm việc với Bộ Y tế về đổi mới cơ chế tài chính, hướng tới tự chủ tài chính trong bệnh viện công. Trong khi đó, lãnh đạo nhiều bệnh viện cho biết, việc tự chủ vẫn “nửa vời” nên một số hoạt động vẫn “bó chân bó tay”.
Tự chủ tài chính: Viện than gặp khó, bệnh nhân sợ vơi túi tiền   

 

Bệnh nhân “nuôi” bác sĩ

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, ngành y tế đang từng bước xoá bỏ “chế độ chủ quản” đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, các đơn vị thực hiện tự chủ tài chính. Năm 2017, với việc thực hiện giá dịch vụ y tế có tính tiền lương, ước tính cả nước có khoảng 100 bệnh viện (BV) công đã tự bảo đảm toàn bộ chi hoạt động thường xuyên. Chỉ tính riêng các đơn vị thuộc Bộ Y tế, số hưởng lương từ ngân sách giảm 20.599 người (thuộc 18 BV); tiền lương phải chi khoảng 1.681,4 tỷ đồng/năm. TP.HCM sau khi tính tiền lương vào giá giúp giảm chi từ ngân sách nhà nước trên 1.000 tỷ đồng. Các tỉnh khác thấp nhất cũng giảm được 70 - 100 tỷ đồng.

 tu chu tai chinh: vien than gap kho, benh nhan so voi tui tien hinh anh 1

 tu chu tai chinh: vien than gap kho, benh nhan so voi tui tien hinh anh 2

Khám chữa bệnh tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương - Bệnh viện tự chủ 100%. Ảnh: Diệu Linh
 

Theo Bộ Y tế, từ 1.6, Bộ Y tế cũng điều chỉnh viện phí ở nhóm không có BHYT ngang với nhóm có BHYT ở các BV công đảm bảo chi thường xuyên. Theo đó, có khoảng 100 BV sẽ điều chỉnh, chủ yếu ở BV tuyến T.Ư, BV ngành hạng 1. Sau đó, các BV tỉnh cũng sẽ điều chỉnh viện phí nhóm không có BHYT, chia làm 3 đợt, tháng 8.2017: 30 tỉnh, tháng 10: 15 tỉnh và tháng 12: các tỉnh còn lại. Đây cũng là một bước đột phá giúp các BV tự chủ tài chính, có tiền để đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. 

 

Số tiền giảm đó được chuyển sang hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người dân và tăng chi cho y tế dự phòng, y tế cơ sở. Từ năm 2016, viện phí của người có BHYT cũng đã được điều chỉnh, đưa thêm chi phí tiền lương vào giá (chiếm tỷ trọng lớn trong giá dịch vụ y tế), giúp các BV có nguồn thu ổn định.

“Trước đây, Nhà nước trả lương cho bác sĩ, còn với cơ chế như hiện nay, bệnh nhân mới là người trả lương cho bác sĩ. Do vậy, các cơ sở y tế buộc phải thay đổi từ thái độ phục vụ đến chất lượng khám chữa bệnh. Có làm hài lòng bệnh nhân, khám bệnh hiệu quả mới thu hút được bệnh nhân, mới có lương. Bác sĩ cần cảm ơn bệnh nhân” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Nhận định về tự chủ tài chính, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, hiện nay số lượng đơn vị sự nghiệp y tế công ở các tuyến còn nhiều, đặc biệt hệ thống y tế dự phòng quá chồng chéo, quá đông, cần phải có biện pháp gộp lại, giảm bộ máy hành chính. Ngoài ra, việc tự chủ đang được thực hiện mạnh mẽ tại tuyến trung ương giúp các BV áp dụng được công nghệ cao trong khám chữa bệnh, người bệnh hưởng lợi. Tuy nhiên, nếu làm không tốt, bệnh nhân sẽ ào ạt đổ về tuyến cuối, còn tuyến huyện, tuyến xã thì ế ẩm. Phó Thủ tướng cũng cho rằng, hiện nay vẫn có tình trạng lẫn lộn giữa công và tư, dẫn đến việc phân biệt đối xử, do đó nếu xã hội hoá thì phải rành mạch về công – tư.

Bệnh viện băn khoăn

Chia sẻ tâm tư về tự chủ tài chính, PGS-TS Trần Ngọc Lương – Giám đốc BV Nội tiết T.Ư cho biết, hiện BV được tự chủ 100%, tự thu, tự chi, tuy nhiên vẫn đang gặp nhiều khó khăn. BV đã vay tiền để xây dựng các khu điều trị mới, hiện mỗi tháng phải trả cả gốc và lãi gần 100 tỷ đồng, trong khi tổng nguồn thu chỉ có 400-450 tỷ đồng. Dù tự chủ nhưng BV phải phụ thuộc nhiều vào giá trần, kế hoạch của Bộ Y tế, phải xin mới cho, hoặc không cho. Cụ thể như hiện nay trên diện tích đất còn lại, BV muốn xây nhà lưu trú cho bệnh nhân và nhà ăn. Kế hoạch đã trình từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa được phê duyệt.

Ngoài ra, do đặc thù ngành rối loạn chuyển hoá và nội tiết nên việc tuyển nhân lực chất lượng cao cũng khó khăn, nhất là khi Trường ĐH Y Hà Nội chưa có chuyên ngành này. Vì vậy BV mong muốn được tự chủ trong tuyển dụng dựa theo nhu cầu và năng suất lao động.

PGS-TS Nguyễn Quốc Anh - Giám đốc BV Bạch Mai cũng cho biết, BV gặp nhiều khó khăn trong việc tự chủ chi thường xuyên, không được quyền “tự quyết”. BV chưa được tự phê duyệt đề án việc làm để tự quyết định tuyển lao động theo nhu cầu, chưa được quyết định giá dịch vụ khám chữa bệnh.

“Hướng của Bộ Y tế là tách Hội đồng quản lý và Ban giám đốc BV. Trong đó, Chủ tịch HĐQT sẽ ra chủ trương, Ban giám đốc sẽ thực hiện, vậy nếu kết quả không tốt thì ai chịu trách nhiệm”? – PGS Quốc Anh băn khoăn.

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng nhận định: “Tự chủ nhưng vẫn còn hình thức. Giờ tự chủ 100% thì tuyển dụng bao nhiêu là việc của BV. Chính phủ đã có chủ trương, cơ chế, miễn sao đảm bảo nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của người khác và đừng sắp về hưu thì tuyển một loạt vào”.

Còn ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội lo ngại, BV tự chủ tài chính sẽ đầu tư chú trọng máy móc công nghệ cao, như vậy giá dịch vụ tăng, làm gia tăng chi phí khám chữa bệnh, dẫn đến bội chi Quỹ BHYT. “Năm 2016, chi nhiều hơn thu 5.000 tỷ đồng. Hiện nay Quỹ BHYT chỉ kết dư 30.000 tỷ đồng, nếu cứ mất cân đối như vậy thì chỉ mấy năm là hết. Trong khi đó, quản lý nhà cung cấp dịch vụ còn manh mún, vừa qua mới chỉ quan tâm đầu tư mà chưa giám sát chất lượng dịch vụ”- ông Lợi nhấn mạnh.

Theo ông Lợi, nếu chỉ chăm chăm tự chủ tài chính sẽ tạo lỗ hổng lớn trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, sức khỏe cộng đồng, trong khi các bệnh mãn tính không lây nhiễm đang gia tăng. 

Nguồn tin: Dân Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

TƯƠNG TÁC NHIỀU

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây