Ngày 08/11/2016 Đoàn công tác của huyện lập biên bản vi phạm hành chính, đến ngày 16/11/2016 (sau 07 ngày làm việc) UBND huyện ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng theo Nghị định 121/2013/NĐ-CP (không xử phạt trong lĩnh vực đất đai theo Khoản 4 Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP). Công trình trên không thể tồn tại được cần phải tổ chức phá dỡ. Nhờ Luật sư hỗ trợ giúp trình tự cưỡng chế thi hành QĐXPVPHC và cưỡng chế phá dỡ. Do công trình đã hoàn thành huyện không có Quyết định đình chỉ thi công, có cưỡng chế phá dỡ được không? Mong nhận được tư vấn của Luật gia. Chân thành cảm ơn!
Theo quy định Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì một trong những biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm hành chính là buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép
Điều 30 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép như sau: "Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.”
Việc thực hiện tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng trái phép khi xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng thực hiện theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Thông tư 02/2014/TT-BXD như sau:
- Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.
- Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, tổ chức, cá nhân vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm thì người có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm.
- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính (trừ trường hợp vụ việc phức tạp theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính), người có thẩm quyền xử phạt hành chính có trách nhiệm ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt có trách nhiệm gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
- Hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt hành chính ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt đồng thời thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định cưỡng chế phá dỡ. Trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm ra quyết định cưỡng chế phá dỡ;
+ Đối với công trình xây dựng thuộc thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Xây dựng thì người có thẩm quyền xử phạt gửi hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ.
+ Trường hợp công trình xây dựng đã hoàn thành thì không cần phải có quyết định đình chỉ thi công trong việc thực cưỡng chế.
Tuy nhiên, bạn nên xem lại quyết định xử phạt hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đối với hành vi của bà A phải là hành vi lấn chiếm đất trái phép, ra quyết định xử phạt hành chính căn cứ vào Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP.
Tác giả bài viết: Luật gia Vũ Lê Minh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn