Trước đó, ngày 23/2/2017, trên một số trang mạng có đăng tải ý kiến phát biểu của ông Ngô Văn Nam, Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn ADC tại "Tọa đàm về đề xuất sửa đổi Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo," tổ chức chiều 22/2/2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại tọa đàm, đại diện doanh nghiệp này có phản ánh, "mỗi lần xin phép xuất khẩu gạo phải tốn không dưới 20.000 USD”
Sau khi nhận được thông tin trên, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã chỉ đạo Thanh tra Bộ Công Thương thành lập Đoàn xác minh, đồng thời giao Thứ trưởng Trần Quốc Khánh trực tiếp chỉ đạo, làm việc cụ thể với các đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan để xác minh, làm rõ sự việc mà các báo đã nêu.
Cũng liên quan đến xuất khẩu gạo, ngày 6/1/2/2017, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh ký Quyết định số 43 thành lập Tổ Biên tập và Ban soạn thảo Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2010/NĐ/CP.
Dự kiến trong dự thảo sửa đổi lần này sẽ điều chỉnh về khung pháp lý và thể chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa người nông dân với doanh nghiệp chế biến và doanh nghiệp cung ứng xuất khẩu.
Sau việc bãi bỏ Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, việc Bộ Công Thương thành lập Tổ Biên tập và Ban soạn thảo Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2010 được xem là bước tiếp theo trong việc tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu gạo trong thời gian khá dài bị ràng buộc bởi quá nhiều thủ tục và điều kiện.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng trong bối cảnh xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó khăn, sức cạnh tranh yếu, sản lượng sụt giảm, cần thiết phải xóa bỏ những thủ tục gây khó cho doanh nghiệp. Đồng thời còn nhằm tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp giúp họ tiếp cận thị trường tốt hơn.
Dự kiến, trong dự thảo sửa đổi sẽ có điều chỉnh về khung pháp lý và thể chế nhằm tạo điều kiện giúp doanh nghiệp hội nhập sâu và hiệu quả với thị trường thế giới đặc biệt trong bối cảnh thị trường gạo thế giới đang ngày càng khó khăn, thị trường do người mua quyết định cũng như tình trạng mất cân đối cung-cầu bắt buộc phải tính toán để giải phóng lực lượng sản xuất nhất là các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trên thị trường thế giới.
Thêm vào đó, các ngành chức năng sẽ có những đánh giá lại thị trường để tìm ra những điểm mạnh và hạn chế trong việc cạnh tranh với các đối thủ xuất khẩu gạo khác, từ đó có những định hướng về thị trường tốt hơn, nghiên cứu các giải pháp để hình thành các chuỗi và có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa người nông dân với doanh nghiệp chể biến và doanh nghiệp cung ứng xuất khẩu.
Bộ Công Thương cho biết, việc sửa đổi nghị định sẽ được tiến hành khẩn trương quyết liệt để báo cáo Chính phủ trong quý 2/2017./.
Nguồn tin: Theo VietnamPlus:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn