Từng là cha con nuôi có được kết hôn với nhau không?

Thứ ba - 24/01/2017 18:59
Từng là cha con nuôi có được kết hôn với nhau không?
Câu hỏi:
Thưa luật sư, trước đây vợ chồng anh trai tôi có nhận nuôi một đứa bé gái bị bỏ rơi. Nhưng sau này, cha mẹ ruột quay lại tìm cháu nên anh chị cũng đồng ý chấm dứt quan hệ nuôi dưỡng với đứa trẻ đó nhưng vì còn tình cảm nên vẫn qua lại thăm hỏi nhau. Sau này anh chị tôi ly hôn, không hiểu sao anh tôi và người con nuôi ngày xưa lại có tình cảm với nhau, nay họ kết hôn với nhau có được không?


Luật sư tư vấn:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến chuyên mục tư vấn pháp luật của công ty Luật VinaBiz. Với những thông tin bạn cung cấp bộ phận tư vấn luật hôn nhân gia đình đưa ra ý kiến tư vấn cho bạn như sau:

Từng là cha con nuôi có được kết hôn với nhau

(ảnh minh họa)



Căn cứ quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.
Điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cấm: “Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”.
Như vậy, anh trai của bạn và người mà anh ấy muốn kết hôn từng có quan hệ cha nuôi và con nuôi nên thuộc một trong các trường hợp bị cấm kết hôn. Nói cách khác, anh trai bạn không thể kết hôn với người từng là con nuôi của mình.
Căn cứ pháp lý:
Điều 5, Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
Hy vọng rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn luật hôn nhân gia đình sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6188 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất!

Nguồn tin: Công ty Luật VinaBiz

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây